So sánh các phương pháp số hoá 3D hiện vật và chuẩn đầu ra sản phẩm
So sánh các phương pháp số hoá 3D hiện vật và chuẩn đầu ra sản phẩm
Trong thời đại số, việc số hoá 3D hiện vật không chỉ giúp lưu trữ, phục dựng mà còn tạo điều kiện để quảng bá di sản văn hóa rộng rãi trên nền tảng số. Hiện nay, ba phương pháp phổ biến nhất gồm: máy quét sử dụng ánh sáng cấu trúc, máy quét laser và Photogrammetry.
Mỗi phương pháp có đặc điểm, thế mạnh và giới hạn riêng, đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng vào từng loại hiện vật cụ thể. Vậy ba phương pháp này khác biệt như thế nào khi áp dụng vào thực tế? Hãy cùng phân tích chi tiết!

So sánh chi tiết các phương pháp số hoá 3D
Tiêu chí | Công nghệ ánh sáng cấu trúc | Máy quét 3D laser xanh kết hợp Photogrammetry | Photogrammetry |
Sự phù hợp với đặc tính hiện vật cần số hóa 3D | Không phù hợp do hiện vật ngoài hiện trường có bề mặt màu không đồng nhất gồm cả màu đen xám phức tạp; bề mặt màu đen sẽ hấp thụ mà không phản xạ lại ánh sáng cấu trúc và đặc biệt có nhiều rãnh hốc sâu không lấy được dữ liệu. | Phù hợp cho mọi bề mặt màu sắc của hiện vật và có khả năng xoay các hướng cơ động quét liên tục được các rãnh hốc sâu. Kết quả dữ liệu đạt độ chính xác cao, chấp thuận theo các tiêu chuẩn đo lường quốc tế uy tín mới nhất như ISO 10360 và ISO 17025. | Phù hợp do không phụ thuộc vào chất liệu và đặc tính bề mặt hiện vật. Kết quả dữ liệu có độ chính xác thấp nhất. |
Sự phù hợp với tiến độ triển khai | Không phù hợp do tốc độ quét và xử lý mô hình chậm. Quá trình quét không liên tục. | Phù hợp do tốc độ quét và xử lý mô hình nhanh nhất. | Việc xử lý dữ liệu mất nhiều thời gian do phải chạy các thuật toán phức tạp và phụ thuộc lớn vào hiệu suất của máy tính. |
Khả năng chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường | Dễ bị tác động bởi điều kiện ánh sáng xung quanh, quá trình số hóa 3D cần được thực hiện trong không gian riêng biệt với hệ thống chiếu sáng được kiểm soát phù hợp. | Không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường nên không cần sử dụng khu vực số hóa riêng biệt. | Không bị ảnh hưởng. |
Từ những phân tích trên, đề xuất sử dụng công nghệ số hóa bằng máy quét 3D laser xanh để số hóa 3D Hiện Vật. Trong quá trình triển khai, cần lưu ý đảm bảo an toàn tránh để tia laser chiếu trực tiếp vào mắt.
Chuẩn đầu ra sản phẩm số hoá 3D
- Tệp tin phục dựng (STL)
Định dạng, dung lượng và độ chính xác
- Định dạng: .stl
- Dung lượng tối ưu: ≤1GB
- Độ phân giải: ≤0.025mm
- Độ chính xác: ≤0.025mm hoặc tốt hơn (được chứng nhận ISO)
Yêu cầu về lưới mesh và phân giải
- Đã cleanup, không lỗ, tối ưu hoá
- Lưới điểm được tạo trực tiếp trong quá trình quét
- Tùy chỉnh độ phân giải mà không cần quét lại
- Tệp tin công bố, triển lãm (GLTF)
Định dạng, màu sắc và cấu trúc
- Định dạng: .gltf
- Màu: 24bit, trung thực
- Tỷ lệ số hóa: 100%
Texture và yêu cầu hiển thị trên web
- Texture tối thiểu: 4K (4096x4096)
- Số lượng lưới tối thiểu: 160k poly
- Phù hợp để hiển thị trên nền tảng số như web, triển lãm thực tế ảo
Việc lựa chọn công nghệ số hoá 3D hiện vật phù hợp hay không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ và tính ứng dụng của sản phẩm. Trong số các phương án, công nghệ máy quét 3D laser xanh kết hợp Photogrammetry là lựa chọn tối ưu, đảm bảo cả về độ chính xác, tốc độ và khả năng ứng dụng linh hoạt.
>>>> Xem thêm: Phương Pháp Số Hóa 3D Hiện Vật Bằng Máy Quét Laser 3D
Liên hệ
Website: https://3dmaster.com.vn
Hotline - Zalo - LINE - Telegram - WhatsApp - Viber - Kakaotalk: +84 982 089 198 | 0986333960
Email: cuong3dmaster@gmail.com | hung3dmaster@gmail.com | tech3dmaster@gmail.com