Quy Trình Số Hóa 3D Hiện Vật – Giải Pháp Bảo Tồn Hiện Đại
Quy Trình Số Hóa 3D Hiện Vật – Giải Pháp Bảo Tồn Hiện Đại
Số hóa 3D hiện vật đang trở thành giải pháp tiên tiến giúp lưu giữ và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, hiện vật công nghiệp với độ chính xác cao và chi tiết sống động. Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng, một quy trình số hóa 3D cần được thiết kế chặt chẽ, có hệ thống. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu từng bước trong quy trình số hóa 3D chuẩn kỹ thuật, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách 3D Master thực hiện công việc số hóa hiện vật chuyên nghiệp như thế nào?

Quy trình tổng thể:

1. Khảo Sát Hiện Trạng Hiện Vật
Xác định đối tượng số hóa:
- Là vật thể: xác định số lượng, kích thước, độ phức tạp và đặc điểm bề mặt (nhiều màu, rãnh sâu).
- Là không gian: xác định phạm vi, vị trí và kết cấu cần quét.
Phân tích môi trường số hóa: Hiện vật lưu trữ trong nhà, kho rộng rãi, khô ráo. Yêu cầu không gian thao tác từ 5–10m² và nguồn điện ổn định.
Xác định mục đích và tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt:
- Lưu giữ: tạo bản sao kỹ thuật số để bảo quản, tra cứu.
- Tái tạo: phục vụ chế tác bản sao thay thế bản gốc.
- Quản lý: tích hợp thư viện số, quản lý mẫu vật gốc và bản sao.
- Tìm kiếm: kết nối với bản vẽ 2D và dữ liệu 3D để tra cứu nhanh.
- Yêu cầu kỹ thuật: độ chính xác và độ phân giải cao, phản ánh đúng hình dạng và chi tiết hiện vật.
2. Lập Kế Hoạch Số Hóa 3D
- Phân tích đối tượng: Hiện vật cơ khí nặng, yêu cầu độ chính xác cao; phân loại theo vật lý, độ phức tạp, kỹ thuật.
- Mục tiêu: Tạo mô hình 3D chi tiết, trung thực, đặc biệt với các rãnh, hốc sâu.
- Môi trường làm việc: Diện tích tối thiểu 5m², đặt mẫu giữa không gian; ưu tiên phòng kín, đủ sáng, tránh ảnh hưởng bên ngoài.
- Phương pháp số hóa: Quét bằng máy với độ phân giải 0.025mm để đảm bảo chi tiết và phương pháp chụp hình tổng quan mẫu.
- Thiết bị và phần mềm: Lựa chọn phù hợp yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm mẫu.
- Nguồn lực và tiến độ: Xác định nhân sự và thời gian đảm bảo tiến độ, chất lượng.
3. Chuẩn Bị Trước Khi Số Hóa
- Chuẩn bị mẫu vật: Kiểm tra hiện trạng, vệ sinh sạch bụi/dầu, đặt điểm đánh dấu nếu mẫu trơn bóng. Cẩn trọng với mẫu dễ vỡ.
- Chuẩn bị thiết bị: Kiểm tra máy tính, máy quét, phần mềm, máy ảnh. Hiệu chỉnh máy quét và cập nhật phần mềm mới nhất.
- Thiết lập không gian tác nghiệp: Không gian tối thiểu 5m², đủ ánh sáng và nguồn điện. Đặt mẫu và máy tính gần nhau để dễ thao tác. Kỹ sư cần đeo găng tay khi làm việc với mẫu.
- Tài liệu và công cụ hỗ trợ: Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật, công cụ phụ trợ như dàn giáo, mái che nếu cần.
4. Quét Dữ Liệu 3D & Chụp Ảnh
- Xác định yêu cầu quét: Ghi nhận đầy đủ chi tiết mép, rãnh; sai số cho phép ≤ 0.025 mm hoặc ≤ 0.012 mm.
- Hiệu chuẩn máy: Đảm bảo máy quét hoạt động chính xác trước khi quét.
- Chụp ảnh và quét 3D: Chụp hình mẫu vật, sau đó tiến hành quét 3D thu thập dữ liệu chi tiết.
- Kiểm tra dữ liệu đầu ra: Loại bỏ vùng lỗi (nhòe, nhiễu), quét bổ sung nếu cần.
- Xử lý dữ liệu: Xóa các phần dư thừa (bàn, gá đỡ…), khép kín mô hình 3D.
- Đo kích thước mẫu: Ghi nhận số đo thực tế để hiệu chỉnh mô hình 3D tương ứng.
5. Xử Lý Dữ Liệu 3D
- Tinh chỉnh mô hình 3D: Dùng phần mềm chuyên dụng để xóa dữ liệu thừa, vá lỗ, làm mịn bề mặt nếu cần.
- Giảm dung lượng: Tối ưu mô hình để dễ lưu trữ và sử dụng, vẫn đảm bảo độ chi tiết kỹ thuật.
Sản phẩm: File mô hình 3D hoàn chỉnh, sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
6. Tích Hợp Dữ Liệu Ảnh Chụp Với Mô Hình 3D
Mục tiêu: Đảm bảo sai số kích thước của dữ liệu 3D trong giới hạn cho phép, so với đối tượng thực tế.
Nội dung công việc:
- Nhập mô hình 3D vào phần mềm xử lý.
- Xác định chi tiết mô hình so với thực tế.
- Đánh giá và đưa ra sai số kích thước.
Yếu tố ảnh hưởng: Độ phức tạp của đối tượng và yêu cầu độ chính xác.
Nhân lực thực hiện: Cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm, cấp độ bậc 2/9 trở lên.
Sản phẩm: Báo cáo kết quả dung sai của mô hình 3D.
7. Kiểm Định Và Hiệu Chỉnh Mô Hình 3D
Mục tiêu: Tạo thông tin hành chính, thời gian, địa điểm, đặc điểm vật thể và dữ liệu số hóa 3D để quản lý và truy xuất dễ dàng.
Nội dung công việc:
- Xây dựng cấu trúc dữ liệu đặc tả bằng lược đồ để mô tả thực thể, yếu tố và mối quan hệ.
- Tạo dữ liệu đặc tả gồm định danh duy nhất, ngày giờ số hóa, đơn vị và thiết bị số hóa, hình ảnh, ngày hiệu chỉnh (nếu có).
- Đánh chỉ số các trường dữ liệu để thuận tiện truy cập.
Sản phẩm: File dữ liệu đặc tả của đối tượng 3D.
8. Lưu trữ
- Lưu toàn bộ dữ liệu số hóa gồm: dữ liệu thô từ máy quét, dữ liệu xử lý trên phần mềm và dữ liệu kết quả mô hình 3D.
- Chọn định dạng file thông dụng: .stl, .stp phù hợp cho chế tạo và in 3D.
- Sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung, bảo mật và dễ tra cứu.
- Đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn, thuận tiện cho sử dụng và bảo tồn lâu dài.
Sản phẩm: File số hóa được lưu trữ trên hệ thống quản lý.
9. Chuyển Dữ Liệu Vào Kho Quản Lý
- Toàn bộ dữ liệu sau xử lý và bàn giao được lưu trữ trong hệ thống quản lý tập trung.
- Dễ dàng tra cứu, bảo mật và phục vụ các mục đích sử dụng sau này.
Quy trình số hóa 3D hiện vật đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị chi tiết ở từng bước. Thực hiện đúng quy trình giúp tạo ra mô hình chất lượng, phản ánh chính xác hiện vật thật, phục vụ hiệu quả các mục tiêu bảo tồn, phục dựng, lưu trữ và trình chiếu. Với kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, 3D Master cam kết mang đến giải pháp số hóa 3D hiện vật chuyên nghiệp, chính xác và nhanh chóng, đồng hành cùng quý khách trong mọi dự án bảo tồn di sản. Liên hệ với 3D Master để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
>>>> Xem thêm: So sánh các phương pháp số hoá 3D hiện vật và chuẩn đầu ra sản phẩm
Liên hệ
Website: https://3dmaster.com.vn
Hotline - Zalo - LINE - Telegram - WhatsApp - Viber - Kakaotalk: +84 982 089 198 | 0986333960
Email: cuong3dmaster@gmail.com | hung3dmaster@gmail.com | tech3dmaster@gmail.com