0986 333 960
Yêu cầu báo giá

thiết kế ngược hệ thống cụm bánh lái sau của oto

thiết kế ngược hệ thống cụm bánh lái sau của oto

Cụm bánh lái sau của oto là cụm lắp ghép phức tạp gồm nhiều chi tiết rời rạc lắp lẫn nhau.

Qua quá trình sử dụng một số vị trí, biên dạng bị sai lệch nhiều so với ban đầu.

Việc kiểm tra được các sai lệch đó và việc thiết kế đồ gá kiểm trở thành bài toán khó đối với các chuyên gia đo kiểm.

Nguyên nhân là: kích thước cụm chi tiết lớn, nhiều chi tiết lắp lẫn nhau, qua quá trình sử dụng sẽ xuất hiện nhiều biên dạng phức tạp bị mài mòn hỏng hóc không giữ được hiện trạng mong muốn để có thể dùng các loại thước đo phổ thông đo được, hoặc phải cần các thiết bị chuyên dụng phức tạp đo tiếp xúc trực tiếp tốn rất nhiều thời gian…

Với giải pháp thiết kế ngược thì baì toán trên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Vì tất cả mọi chi tiết, cụm chi tiết sẽ được số hóa , mọi đề bài sẽ được giải quyết trên máy tính để có kết quả nhanh chóng và chính xác.

Các giai đoạn thiết kế ngược:

Kỹ thuật thiết kế ngược theo hướng tự động hóa thường được chia làm 3 giai đoạn là: lấy mẫu (số hóa bề mặt) bằng máy Scan 3D/ xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình thiết kế trên phần mềm CAD như Geomagic/ ứng dụng.

Giai đoạn lấy mẫu là giai đoạn số hóa bề mặt mẫu bằng các loại thiết bị đo quét tọa độ. Các loại thiết bị đo quét tọa độ được lựa chọn tùy theo hình dạng của chi tiết, yêu cầu độ chính xác, vật liệu chi tiết, kích thước chi tiết… Hai loại thiết bị đo quéttọa độ phổ biến nhất hiện nay là thiết bị đo không tiếp xúc và thiết bị đo tiếp xúc. Điển hình của 2 loại máy này là máy quét laser và máy đo tọa độ (Coordinate Measuring Machine – CMM). Trong giai đoạn này thiết bị đo tọa độ sẽ thu nhận dữ liệu hình học của đối tượng ở dạng tọa độ của các điểm (x,y, z), sau đó sẽ tập hợp các điểm trên bề mặt đối tượng được mô tả như “đám mây điểm”.

Tiếp theo là giai đoạn xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình, giai đoạn này sử dụng 2 phần mềm là phần mềm tạo lưới (có khả năng tự động phủ lưới qua tất cả các điểm dữ liệu) và phần mềm mô hình hóa 3D (có khả năng mô hình hóa các đường cong, mặt cong NURBS, xây dựng mô hình thiết kế CAD từ mô hình lưới điểm thông qua sự tương tác của người sử dụng với giao diện của phần mềm).

Sau cùng là giai đoạn ứng dụng, mô hình thiết kế có thể được tinh chỉnh, tối ưu bằng các phương pháp phân tích CAE, hay chuyển sang công đoạn thiết kế khuôn cho sản phẩm và cuối cùng là xuất dữ liệu thiết kế dưới dạng bản vẽ kỹ thuật.

Có thể sử dụng trực  tiếp dữ liệu thiết kế cho công đoạn sản xuất bằng cách chuyển mô hình CAD sang phần mềm CAM để lập trình gia công CNC, hay chuyển sang dữ liệu STL cho quá trình tạo mẫu nhanh.

Đánh giá bài viết
Chọn đánh giá của bạn

Các bài viết khác

Gọi ngay
Zalo